Võ sư Nghiêm An Thạch tại hải ngoại

Võ sư Nghiêm An Thạch và học trò tại hải ngoại.

slide 2 title

Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Now replace these sentences with your own descriptions.

Chương trình Thái cực quyền

Đặt 3 vấn đề : ĐIỀU THÂN - ĐIỀU KHÍ - ĐIỀU THẦN

1. Sơ cấp (Thập yếu) :
 - Sơ cấp 1
 - Sơ cấp 2
 - Sơ cấp 3

2. Trung cấp (Luyện khí) :
-Trung cấp 1 : khí thần đan điền viên nhiệt cảm.
- Trung cấp 2 : Khí đạt lao cung, dũng tuyền huyệt.
- Trung cấp 3 : Nhân đốc tuần hoàn khí thông quan.

3.Cao cấp (Luyện Kình) :
- Cao cấp 1 : Thính Kình
- Cao cấp 2 : Đổng Kình
- Cao cấp 3 : Phóng Kình.

4.Siêu cấp (Luyện Thần) :
- Tập cho đến khi quá 1 cái Ngưỡng nào đó thì Lượng biến thành Chất, đạt đến trình độ Kỹ Xảo(>>>Kỹ Năng).
- Tiến đến Thần Minh, chung quang người có lớp Hạo Nhiên Khí (Nhân Diện).
-Tưởng tượng lớp không khí hay từ trường của Quả Đất, khi đó không cần dùng đến đôi mắt, trong đêm tối, bất ngờ tự vệ được.

Những nét đặc trưng bộ môn Võ cổ truyền Việt Nam


Những nét đặc trưng bộ môn Võ cổ truyền Việt Nam


Võ thuật cổ truyền việt nam là một môn võ rất đa dạng và phong phú, không phân biệt nguồn gốc xuất xứ miễn là có quá trình phát triển lâu dài ở Việt Nam có cùng một lý tưởng nghiên cứu, bảo lưu truyền bá có sáng tạo và thống nhất ý chí trên cơ sở dạy và học theo triết lý lấy việc rèn luyện đạo đức, tác phong làm chuẩn mực, làm thước đo, từng bước đưa võ thuật đến nghệ thuật và hướng tới là 1 môn thể thao phổ cập vĩnh hằng, mang đậm đà bản sắc dân tộc có lòng vị tha, có ý chí quyết thắng, biết yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sẵn sàng tiếp thu cái mới, phù hợp với khoa học và tiến bộ của nhân loại.


Từ ngày có Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam (1991), bộ môn võ thuật cổ truyền đã củng cố và soạn thảo qui chế hoạt động chuyên môn, xây dựng một hệ thống đai, đẳng, cấp, tuyển chọn được 10 bài võ thống nhất trong cả nước và đã ứng dụng có hiệu quả trong việc quản lý, ổn định và định hướng thống nhất giáo trình huấn luyện.
Ban ngành chuyên môn biên soạn và bổ sung Luật thi đấu đối kháng, Luật thi quyền ngày càng hoàn chỉnh, đã thực sự là thước đo tương đối chính xác cho các cuộc thi đấu ở địa phương cũng như toàn quốc. Hàng năm Liên đoàn Võ Thuật cổ truyền Việt Nam đều tổ chức các kỳ Hội nghị chuyên môn để thống nhất các nội dung quan trọng, để bổ sung điều chỉnh các kế hoạch tổng kết thực tiễn, xây dựng định hướng vi mô và vĩ mô, cùng với việc tổ chức các lớp trọng tài + giám khảo, các lớp sơ cấp cứu, trặc đả bấm huyệt đảm bảo hệ thống thi đấu 2 giải trong 1 năm (giải trẻ + giải vô địch) có hiệu quả cao và an toàn.
Các cấp của LĐVTCT/VN đã thực hiện giáo trình huấn luyện theo qui chế chuyên môn của Liên đoàn, tổ chức các kỳ thi thăng cấp đai theo đúng hệ thống, đào tạo được những HLV, võ sư có năng lực, có đạo đức, phục vụ cho việc phát triển võ học cổ truyền Việt Nam.
Liên đoàn LĐVTCT/VN đã cử HLV tham gia giảng dạy võ cổ truyền ở nước ngoài, cử các vận động viên tham dự Đại hội Thể thao các dân tộc Quốc tế và Thế giới.
Đặc biệt trong năm 2002, bộ môn võ thuật cổ ttruyền được thi đấu chính thức ở các Đại hội TDTT toàn quốc, điều này đã khẳng định được sự phát triển vững chắc của bộ môn, và được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp.
Tại TP.Hồ Chí Minh hiện có hơn 50 võ phái, 150 võ sư, chuẩn võ sư, 300 HLV các cấp, 50 trọng tài + giám khảo. Khoảng 15.000 môn sinh, đang tập luyện thường xuyên tại trên 100 điểm tập và CLB trong toàn thành phố. Ngoài những hoạt động của các Chi hội địa phương, Hội VTCT Thành phố đã tuyển chọn 12 bài võ đưa vào chương trình huấn luyện thống nhất và tổ chức các hoạt động thường xuyên.
HỘI VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH

Lục mạch thần kiếm

Lục mạch thần kiếm là tên một loại tuyệt kỹ võ công xuất hiện trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Theo đó, đây là 1 trong 2 tuyệt kỹ của nước Đại Lý: Nhất Dương Chỉ và Lục Mạch thần kiếm. Nhất Dương Chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục Mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử của Thiên Long tự mới được truyền dạy (nhiều vị vua và hoàng tộc Đại Lý khi về già tu hành tại chùa này).
Theo truyện Thiên long bát bộ, nhân vật Đoàn Dự là người duy nhất có thể sử dụng trọn vẹn cả 6 mạch kiếm khí; điều kì là Đoàn Dự lại là một chàng trai hào hoa, phong nhã, vốn ghét việc luyện võ công lại có thể luyện thành thần công trong khi các cao tăng của Thiên Long Tự khổ công tập luyện đều không thành. Bộ thần kiếm này được sánh ngang với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự nên nó thu hút các võ lâm cao thủ chiếm đoạt và tiêu biểu nhất là Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí. Về chiêu thức, Lục mạch thần kiếm là một loại kiếm khí, là cảnh giới cao nhất của Nhất Dương Chỉ. Trong Thiên long bát bộ,

Nhất dương chỉ

Những ai chỉ nghiện chưởng nhưng lười đọc kinh điển Pàli có lẽ vẫn nghĩ rằng Nhất Dương Chỉ là một tuyệt chiêu độc quyền của nhiều lắm là hai nhân vật trong võ hiệp Kim Dung là Vương Trùng Dương và Đoàn Nam Đế hay nhiều hơn một tí là kể thêm chiêu Lục Mạch Thần Kiếm của Đoàn Dự hay Đàn Chỉ Thần Công của Hoàng Dược Sư (cũng đều thi triển nội lực ra đầu ngón tay). Kỳ thực, khái niệm Nhất Dương Chỉ có một nguồn gốc từ rất lâu đời, mà rõ ràng nhất là món Đại Lực Kim Cang Chỉ của Thiếu Lâm, một tuyệt chiêu kinh thiên của các bậc cao tăng có thể chỉ dùng một ngón tay như con dao nhọn theo nghĩa đen. Ngày nay, tuyệt kỹ này vẫn chưa bị thất truyền và tôi nghĩ có thể đó là môt gợi ý cho nhà văn Kim Dung nghĩ ra chiêu Nhất Dương Chỉ cùng các món tương tự.

    Trong bài kinh 37 của Trung Bộ có kể lại sự kiện tôn giả Mục Liên một hôm ghé thăm thiên chúng cõi Đao Lợi

Bằng Khen

TINH-VO NAM-HAI DAO
Ecole d’art martianx traditionnel vietnamiens
<<Equilibre : mental et physique

APPRENDRE POUR SAVOIR
SAVOIR POUR S’ENTRAINER
S’ENTRAINER POUR APPLIQUER
APPLIQUER POUR OBTENIR
OBTENIR POUR TRANSMETTRE
TRANSMETTRE POUR TROUVER LA VOIE
DES ARTS MARTIAUX
Maitre fondateur : NGHIEM AN THACH

Đả Cẩu Bổng Pháp


Như chúng ta đều biết,Đả cẩu bổng pháp là tuyệt học của Cái Bang,nhắc đến Đả Cẩu Bổng Pháp,chúng ta phải nói về cây Đả Cẩu Bổng,nó là 1 cây gậy làm bằng Lục ngọc (một loại đá màu xanh lá) nhìn rất giống 1 thanh trúc dài 3 thước (cổ) lẽ 2 phân.Người giữ cây Đả Cẩu Bổng này là bang chủ hiện nhiệm của Cái Bang.

Hàng Long Thập Bát Chưởng

Ít có tác giả tiểu thuyết võ hiệp nào lại sáng tạo ra được những môn võ công đa dang kì lạ và hấp dẫn người đọc như Kim Dung. Nào Nhất dương chỉ, nào Cà sa phục ma công, nào Vô tướng chỉ kiếp, nào Độc cô cửu kiếm, nào Hạc lệ cửu tiên thần công, nào Thiên thủ Như Lai chưởng... Với các tác giả võ hiệp cổ điển, võ học thường chỉ là một phương tiện vô danh thuộc về tất cả mọi người, ai cũng có thể học và sử dụng được, chính lẫn tà, song với Kim Dung, võ học đã được gán cho một linh hồn, một lí lịch riêng. Thông qua tên gọi, nó là tấm chứng minh thư xác định xuất xứ của người sử dụng. Ai cũng biết võ công trong tác phẩm Kim Dung hầu hết đều là... võ bịa nhưng chúng hấp dẫn người đọc ở chỗ Kim Dung đã, bằng kiến thức uyên bác và bút lực thâm hậu, lồng vào đó nhưng ý nghĩa hàm súc được rút ra từ kho tàng văn học và triết học phong phú của Trung Hoa. Rồi đến phiên nó, bản thân võ học phản ánh đúng nội dung của cái tên mà nó đã mang.



Có hai môn võ công mang những cái tên tương phản nhau nhưng đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc, đó là Đả cẩu bổng pháp và Hàng long thập bát chưởng

Dịch Cân Kinh

Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.
I. Giới thiệu chung
Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch cân kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ

Lục tự khí công

Theo sách Nội Kinh, các bậc chân nhân thời thượng cổ sở dĩ sống lâu là do “thuận theo trời đất, nắm lấy âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần”. Đó cũng là nguyên tắc của khí công. Lục tự được coi là bài khí công duy nhất phối hợp kỹ thuật hô hấp và sự rung động của âm thanh.
Kỹ thuật dùng âm thanh hoặc âm nhạc để chữa bệnh hoặc để dẫn dắt con người nhập vào những trạng thái tâm lý hoặc tâm linh nhất định đã được biết đến từ xưa, ở nhiều dân tộc cũng như nhiều nền văn hóa khác nhau, trong tôn giáo cũng như trong y học. Theo quan niệm thiên nhân tương ứng của khí công cổ đại, mỗi âm thanh hoặc ý niệm đều tương ứng với một loại khí nhất định trong cơ thể cũng như ngoài vũ trụ. Do đó, ta có thể vận dụng âm hưởng với cường độ và trường độ thích hợp để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý hoặc nâng cao nội khí trong cơ thể.

Ngọc trản Ngân đài

Ngọc trản ngân đài (chén ngọc trên đài bạc) hay Ngọc trản quyền, là bài quyền được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ 3 do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam phối hợp với Đại học Thể dục Thể thao tổ chức tại Đầm Sen, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 đến 26 tháng 4 năm 1995, bình chọn, thống nhất đưa vào chương trình quy định chung của tất cả các võ phái cổ truyền trên toàn quốc. Hội nghị lần này, ngoài bài quyền nói trên, cũng chọn thêm được 2 bài khác là Bát quái côn và Huỳnh long độc kiếm, nâng tổng số các bài được chọn qua ba hội nghị lên 9 bài (4 bài tại hội nghị lần 1 tổ chức năm 1993 là Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao, Roi Thái Sơn; 2 bài tại hội nghị lần 2 năm 1994 là Lão mai quyền, Siêu xung thiên).

Lịch sử.
Đây là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc

Sơ lược về kinh lạc và huyệt vị

Kinh lạc (gồm 2 bộ phận chính là kinh mạch và lạc mạch) là con đường vận hành chủ yếu của khí, huyết, tân, dịch. Trong kinh mạch lại được chia ra làm chính kinh và kỳ kinh,chính kinh có 12 kinh, tả hữu đối xứng gọi là thủ túc âm tam dương kinh, tương thông trực tiếp với tạng phủ, thuộc ở tạng thì gọi là âm kinh, thuộc ở phủ thì gọi là dương kinh, mười hai kinh bao gồm: thủ thái âm phế kinh, thủ thái dương đại trường kinh, túc dương minh vị kinh, túc thái âm tỳ kinh, thủ thiếu âm tâm kinh, thủ thiếu âm tiểu trường kinh, túc thái dương bàng quang kinh, túc thiếu âm thận kinh, thủ quyết âm tâm bào kinh, thủ thiếu dương tam tiêu kinh, túc thiếu dương đảm kinh, túc thiếu âm can kinh. Trong đó thủ tam tiêu kinh từ ngực đến tay, giao với thủ tam dương kinh; thủ tam âm kinh từ tay đến đầu, giao với túc tam dương kinh, từ đầu đến chân giao với túc tam âm kinh; túc tam âm kinh giao từ chân đến ngực giao với thủ tam âm kinh; kinh lạc bên trong thì thông với tạng phủ, bên ngoài thì thông với tứ chi thất khiếu, kết cấu liên hợp tuần hoàn, thông âm dương dẫn khí huyết, dưỡng tạng phủ. kinh lạc hoạt động bình thường thì âm dương cân bằng, khí huyết thông sướng, thân thể khoẻ mạnh, ngược lại thì trăm bệnh sẽ phát sinh.
* Về kì kinh có tám mạch hợp xưng là”kỳ kinh bát mạch” gồm đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đới mạch,âm nghiêu mạch, dương nghiêu mạch, âm duy mạch, dương duy mạch.
Kì kinh bát mạch có tương quan trực tiếp tới tạng phủ

VOVINAM

Vovinam – Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết “cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.




Vovinam là cách viết tắt của cụm từ “Võ Việt Nam” để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.
Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam Việt Võ Đạo được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc,…
Lịch sử
- Người sáng lập Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc.
- Năm 1938, võ sư Nguyễn Lộc giới thiệu Vovinam ra công chúng.
- Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc mất.

Từ 1960, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới. Ở Pháp giáo sư Phan Hoàng có công gầy dựng nền móng phát triển Vovinam ở Âu châu kể từ thập niên 1970. Trong khi đó ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1966 trở đi, môn Vovinam được đưa vào giảng dạy ở một số trường công lập thuộc nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF)
Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran.
Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Chưởng Môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu là Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái. Như vậy, danh xưng Chưởng Môn trong môn phái sẽ không còn dùng trong tương lai nữa. Kể từ đây, khi gọi Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng thì đó là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến những thời kỳ đặc biệt của môn phái. Cũng kèm theo đó, võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh Chưởng Quản môn phái.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời.
Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) diễn ra tại Paris.
Đặc Trưng Kỹ Thuật Vovinam
Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương – Nhu phối triển, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài bản…) của môn phái Vovinam khá phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng.
Tính thực dụng
Đây là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam. Thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam được Huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang…), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp…) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã… ngay từ các buổi tập đầu tiên. Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏi thêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ…)  cũng như  giải trí, làm việc để mưu sinh…
Tính liên hoàn
Đặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né ; sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương ; hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên  dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đối phương. Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay đi kèm với đòn chân (chém quét, triệt ngã…). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2  đòn ban đầu đánh chưa trúng đích.
Nguyên lý cương nhu phối triển
Hệ thống kỹ thuật Vovinam còn tuân thủ nguyên lý Cương – Nhu phối triển. Lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công (cương). Bên cạnh đó, Vovinam cũng có nhiều kỹ thuật tấn công nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý này; chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặc phản công (cương) vào thân thể đối, võ sinh phải dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để thủ (nhu). Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã ( không nguy hiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đối phương và sức rơi của trọng lượng cơ thể. Nhờ vậy, võ sinh Vovinam tập luyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm.
Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam bao gồm những thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết hợp giữa cương – nhu, giống như sự giao hòa giữa âm – dương trong thiên nhiên và xã hội. Cương Nhu phối triển không đơn thuần là sự bao hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động, biến hóa. Có lúc cương nhiều, nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Nguyên lý này còn thể hiện trong đời sống tinh thần và cách hành xử của võ sinh Vovinam vì:”Cương tượng trưng sự hào hùng, ý chí sắt thép, lòng cương quyết và đức Dũng của con nhà võ. Nhu biểu tượng tính nhu hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà thiếu nhu sẽ không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu nhưng thiếu cương sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa”.
Vận dụng các nguyên lý khoa học
Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam vận dụng các nguyên lý khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm đá, đánh chỏ…theo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẫy (các thế bẻ, khóa, gày, móc, chặn…), lực xoáy (các thế đấm thẳng…), lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy…), v.v… hầu giúp võ sinh ít hao tốn sức lực khi thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, các đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều), triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cùng các thế quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo…) trong hệ thống đòn chân cơ bản được sử dụng để đánh ngã đối phương cũng là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam.
Nguyên tắc “Một phát triển thành ba”
Một điểm đáng chú ý khác  là các bài đơn luyện (quyền tay không, quyền có binh khí), song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước), đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước) chính là sự kết nối hợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bản…để tạo điều kiện thuận lợi cho võ sinh ôn luyện. Đây chính là nguyên tắc” một phát triển thành ba” trong hệ thống kỹ thuật của bộ môn …
Hơn một thập kỷ qua, Vovinam lại có thêm một số bài Nhu khí công quyền dành cho tất cả võ sinh và các bài Liên hoàn đối luyện dành cho người có tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã.
Không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài bản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại đao…) của Vovinam  đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại.

Dạy võ là dạy đạo làm người

Người có võ rất coi trọng lễ và giữ lễ. Trong thời đại giao lưu, hội nhập; khi các mối quan hệ xã hội trở nên mong manh, các giá trị truyền thống dễ bị lung lay, biến dạng, cả hoà tan; xem ra chỉ có võ là còn giữ truyền thống “tôn sư trọng đạo”, là còn trọng lễ và giữ lễ.
Với con nhà võ, nơi tập võ không phải là Câu Lạc Bộ như nhiều người nghĩ, mà là một Võ đường, Đạo đường; người Nhật gọi là Dojo (Jo là nơi, Do là đạo đức. Dojo là nơi trui rèn đạo đức).

“Học lễ” là nội dung được thực hành liên tục, kiên định, nhất quán trong suốt quá trình dạy võ và học võ. Ngày đầu tiên đi học võ, người học phải trải qua thủ tục  “Bái sư nhập môn”. Tuy không rườm rà như ngày trước, nhưng phép tắc thì phải duy trì: người học thắp cây hương trên bàn thờ Tổ, được gặp mặt Thầy, được giới thiệu với vị Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện, đặc biệt được hướng dẫn để biết phép tắc và những qui định của Võ đường… Bởi vì nơi tập là một Đạo đường, nên mỗi lần vào ra, người học phải cúi chào. Bất cứ lúc nào gặp thầy, bạn, huynh đệ, đều phải cúi chào. Bắt đầu và kết thúc một buổi tập, môn sinh phải chào Tổ, chào Thầy. Bắt đầu và kết thúc một trận đấu tập, hai đối thủ phải cúi chào nhau. Bắt đầu và kết thúc một bài quyền bao giờ cũng là cái chào. Bài tập đầu tiên trong cuộc đời học võ là bài chào. Trong Võ đường, và qua các kỳ kiểm tra, người học võ được đánh giá dựa trên hai tiêu chuẩn: thành tựu công phu và phẩm chất đạo đức, được thể hiện qua cung cách quan hệ, ứng xử với mọi người… Với những ai hiểu, thì đó không chỉ là hình thức mà còn bao hàm cả nội dung. Với những người học còn nhỏ tuổi, chưa kịp hiểu, thì cứ kiên trì thực hành lễ, một ngày kia tất sẽ ngộ ra ý nghĩa bên sau mỗi cái chào.

Cảm nhận về võ đức

Võ đức là phẩm chất cao quý của người học võ, dạy võ; là hành trang không thể thiếu của người dụng võ. Cổ nhân dạy rằng: “Tập võ chi Đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc. Đường lối của võ thuật trước tiên là phải trọng võ đức, muốn có võ đức phải hiểu rõ công lý, muốn hiểu rõ công lý thì phải có học vấn.” Võ thuật là môn học của khoa học, nghệ thuật, văn hoá truyền thống…
Võ là khoa học, nghệ thuật vì võ dạy cho con người pháp luyện thân tăng cường sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật theo khoa học giáo dục thể chất, cùng nghệ thuật thần kỳ nuôi dưỡng tinh, khí, thần và nghệ thuật tự vệ, chiến đấu. Khoa học võ thuật đích thực có các nguyên lý cấu thành và liên hệ mật thiết với những khoa học tương cận như vật lý học, sinh học, y học, quân sự…, đặc biệt là triết học Đông phương.

Võ là văn hóa truyền thống vì võ dạy cho người học biết nuôi dưỡng nhân tính, rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức làm người. Việc luyện tập võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình, trên tinh thần giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là văn hoá thượng võ tôn sư trọng đạo. Đó là võ đức. Chỉ có những ai không đi hết trọn con đường mới phải tự quảng cáo, khoe khoang, biện bạch.

Võ thuật & Đạo làm người

Võ thuật không chỉ là môn học về kỹ thuật luyện tập chiến đấu, không chỉ là một môn nghệ thuật mà còn là môn khoa học nữa. Bởi vì hình thức của nó được xây dựng từ các lý thuyết căn bản của khoa học tự nhiên như vật lý học, sinh học đồng thời nội dung của nó chứa đựng lý thuyết của khoa học xã hội như triết học, nhân văn….. Tính triết lý và nhân văn đó chính là nét để khu biệt võ thuật với các môn thể thao khác. Bởi lẽ người ta chỉ gọi là Nhu đạo (Judo), Không thủ đạo (Karate), Hiệp khí đạo (Aikido), Thái cực đạo (Teakowndo) chứ không ai gọi là bóng đá đạo, cầu lông đạo hay quần vợt đạo bao giờ cả. Chữ “Đạo” trong võ được xã hội hóa và ăn sâu trong máu thịt các dân tộc có nền võ học lâu đời như Nhật bản, Trung quốc, Triều tiên, Việt nam …… Như vậy, võ học được hình thành từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, tất cả mọi chuyển động cơ học của các kỹ thuật tay chân đều ngầm chứa nội dung mang tính đạo lý và nhân bản sâu sắc. Suy cho cùng, trong sâu xa võ có hai phần: thuật và đạo. Thuật chỉ đủ để giúp người ta biết võ. Còn đạo mới đưa người ta đến tận cùng của cái biết võ mà hành võ. Đạo chính là đẳng cấp cao nhất mà người tập võ chân chính phải phấn đấu đạt đến.


Tiếng “Đạo“ của người phương Đông – nơi nhu cầu và tài nghệ con người được nghệ thuật hóa và triết học hóa tới cao độ. Quả thật, chưa có một từ ngữ tương đương nào của người phương Tây có thể dịch thoát

Chính khí

Người học võ trọng tinh thần thượng võ. Chính khí là một trong những yếu tố làm nên thượng võ. Người thượng võ có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, bất khuất, kiên cường, uy dũng, liêm sỉ, chính trực… Khoa học quân sự nhận định: Hỏa lực, quân số, kỹ thuật tác chiến chỉ giữ được nửa phần quyết định chiến trường, phân nửa còn lại thuộc về chính khí, có dám quyết chiến và làm chủ trận đánh hay không. Võ thuật cũng như khoa học quân sự: Thể lực, kỹ chiến thuật là một nửa, phân nửa còn lại là tinh thần bất khuất.
Lịch sử chứng minh những võ tướng trung kiên, chân thực đều là người chính khí. Đặng Đức Siêu (1751 – 1810) trong bài văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu có viết: “…Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chính khí…” (tân khổ là cay đắng, có nghĩa là thuốc độc. Uống thuốc độc chết để bảo toàn chính khí).

Đại Dũng

Sách Luận ngữ có câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người quân tử, vì vậy tiêu chí của người học võ là trọng nghĩa.
Dũng không phải là thấy việc bất bình thì “động thủ”, liều chết xông lên. Khi bị binh lính hành hình trên thập tự giá, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, Đức Chúa Giê Su nói: “Xin Cha hãy tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”. Tinh thần điềm đạm và nhân ái ấy chính là đại dũng.

Người dụng võ đại dũng chân chính, chiếu không thẳng không ngồi (tịch bất chính bất tọa), việc phi nghĩa không nhúng tay.

Siêu Xung Thiên

Siêu xung thiên (còn gọi là Đại đao xung thiên, Xung thiên đại đao, Tứ trụ siêu xung thiên, Siêu bát quái, trong dân gian gọi là Siêu ông) là bài đại đao được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 2 do Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1994 bình chọn, thống nhất là một trong những bài binh khí tiêu biểu cho quốc võ dân tộc. Sau khi bình chọn, bài được giới thiệu, tập luyện tại các võ đường võ cổ truyền và đưa vào chương trình thi đấu, biểu diễn bắt buộc trong toàn quốc.
Lời thiệu. Lời thiệu của bài, trừ câu bái tổ khởi đầu và kết thúc, là một bài thơ theo thể Đường luật thất ngôn bát cú (bảy chữ tám câu). Một số võ đường có dị bản của bài thiệu này chỉ bao gồm 7 câu, có một số câu khác biệt, cho thấy những sai lạc về lời thiệu là hiện tượng rất phổ biến trong các môn phái võ thuật của Việt Nam.

Độc Lư Thương

Độc lư thương là bài thương (giáo) được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam chọn lựa từ những năm đầu thế kỷ XXI đưa vào hệ thống 10 bài quốc võ Việt Nam.
Lịch sử. heo lời kể lại của các lão võ sư vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai), trong khoảng những năm 1770, khi dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ địa nhằm chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

Tứ Linh Đao

Tứ linh đao là bài đơn đao, được võ sư Kim Kê giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 1 do Liên đoàn võ thuật Cổ truyền Việt Nam, tổ chức năm 1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được chọn là một trong những bài quốc võ nhằm đưa bài vào bảo tồn, phát huy và giới thiệu với bạn bè năm châu.
Lai lịch. Theo một số thông tin từ phía các nhà chuyên môn trong đó có cả ý kiến của võ sư sáng tạo bài, võ sư Hồ Tường, bài vẫn ít nhiều còn gây tranh cãi khi đưa vào giảng dạy như một trong những bài quốc võ.
 Bởi vì xuất xứ ban đầu của bài từ môn phái võ lâm Tân Khánh Bà Trà, do võ sư Hồ Tường sáng tạo trên cơ sở bài gươm Lý Thường tương truyền của võ tướng Lý Thường Kiệt và bài Tứ môn đao thuộc môn phái Thiếu Lâm Bạch Hạc, được võ sư Hồ Văn Lành (Từ Thiện) giới thiệu lần đầu tiên vào chương trình sơ cấp của lớp võ dân tộc huấn luyện tại Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4 năm 1979. (Một mặt do quá thích thú và mặt khác muốn nắm vững bài Tứ Linh Đao, võ sư Kim Kê (trong ban huấn luyện lớp Võ Dân Tộc tại Trung Tâm Thể Dục Thể Thao quận 1) đã nhờ võ sư Hồ Tường đến một căn nhà ở đường Châu Văn Liêm (Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) để tận tay chỉ dạy cho võ sư Kim Kê cả tháng trời bài Tứ Linh Đao!) Niên hạn của bài còn quá mới, thêm vào đó, đồ hình chữ thập gợi đến quy phạm phổ biến của các bài võ Thiếu Lâm Nam phái của Trung Quốc, ít nhiều chưa thể tiêu biểu cho võ thuật dân tộc.
Lời thiệu. Lời thiệu của bài viết bằng thể thơ lục bát, bao gồm 18 câu:
Hướng Đông chấp thủ nghiêm chào Chụm về tay phải cầm đao loan liền Lui chân, tay kéo lên trên Chém qua trái, phải, vớt liền một phen Nghiêng về rùa núp lá sen Chém ngang phát cỏ, bay lên Phượng Hoàng Đỡ đâm hình dạng kỳ lân Tréo chân chém dưới, bước lên chẻ đầu Hướng tây nào khác gì đâu Hướng Nam xoay vớt bay lên Phượng Hoàng Đỡ trên chém dưới hai lần Đao dâng ngang mặt tay sau nhảy chồm Chém liền hai ngọn dưới trên Hướng Bắc như thử xoay tròn tứ môn Tung mình cá vượt vũ môn Tọa địa hổ giáng phi long theo liền Trở về bái tổ tiếp liên Chụm chân tại chỗ tứ linh hết bài. 
Đặc điểm. Tên gọi Tứ Linh rất có thể nhằm chỉ 4 loài thú thiêng (Long Lân Quy Phượng) toát lộ cả hình và ý trong các chiêu thức của bài.
Bài sử dụng đơn đao đánh trên đồ hình hình chữ thập lặp lại tại các hướng. Các chiêu thức trong bài gồm trảm, phạt, khắc, đâm, chém, đỡ.
Nguồn : vocotruyen.vn

Lão Hổ Thượng Sơn

Lão hổ thượng sơn (cọp tinh trên núi) là bài quyền được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 1 của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 chọn đưa vào chương trình đào tạo, thi đấu và biểu diễn bắt buộc của tất cả các môn phái võ thuật cổ truyền trong toàn quốc.
Lịch sử. Xuất xứ ban đầu của bài thuộc võ phái Nam Tông, một võ phái cổ truyền Việt Nam do võ sư Lê Văn Kiển (tục gọi là thầy Tám Kiển) sáng lập, có gốc ban đầu từ Thiếu Lâm Bạch Hạc, Trung Quốc. Lão hổ thượng sơn là bài quyền trấn môn của võ phái này nên trước đây chỉ được truyền dạy cho học trò cao cấp.
Bài thiệu. Bạch hổ khởi động, chấp thủ khai mã Song thủ cước pháp, đồng tử dâng quả, lưỡng thủ khai môn Đại bàng triển dực, đơn tọa phục hổ Hữu thủ yểm tâm, hồi đầu thoái tọa, nhứt/nhất cước phá đao Hồi mã đả hổ, nhất quyền đả khứ Lão hổ vồ mồi, ngũ phong đả bồi, song đao phạt mộc Hoành thân tọa thủ, song phi cước khứ Long quyền đả khứ, tả hữu đả diện, cuồng phong tróc nã Thối tọa hữu biên, tả thủ phá cước Hoành thân phục hổ, hữu thủ yểm tâm, ngũ phong đả diện Thối/thoái tọa tả biên, hữu cước đảo địa Đơn tọa phục hổ, tả thủ yểm tâm, ngũ phong đả diện Hoành thân đoạt ngọc, tả cước tảo địa Đơn tọa phục hổ, hữu thủ yểm tâm, lưỡng thủ vạn nang Âm dương nhứt bộ, Đơn tọa phục hổ. Tả thủ yểm tâm, long quyền đoạt nhãn, lưỡng thủ tả cước Thanh sư xuất động, hoành thân thối/thoái bộ Hữu thủ yểm tâm, long quyền đoạt nhãn, lưỡng thủ hữu cước Tàng hoa đơn toạ, tướng quân bạt kiếm, bái tổ thâu mã.
Đặc điểm. Dựa trên hình tượng của hổ – loài được xếp vào hàng chúa sơn lâm, bài quyền mang thần thái uy nghi, tự chủ. Các chiêu thức dựa trên triết lý “dĩ nhu chế cương” nên dứt khoát mà không thô kệch, cứng rắn; mạnh mẽ nhưng biến ảo trong những thủ pháp đặc dị. Bộ pháp và Thân pháp nhịp nhàng biến hóa, hỗ trợ cho thủ pháp luôn che phủ kín thân mình khi phòng thủ và dũng mãnh khi tấn công. Khi chậm thì ung dung, thư thái, khi nhanh thì uy lực, dữ dội.
Võ sư Lê Văn Phước, con trai của chưởng môn Lê Văn Kiển – giải thích về chữ “Lão hổ” trong tên bài quyền: Có sự ngộ nhận cho rằng Lão Hổ có nghĩa là cọp già. Thật ra phải thấy được hình tượng ẩn giấu đằng sau ngôn từ đó mới hiểu được dụng ý của người xưa. Lão Hổ ở đây hàm ý là cọp đạt tới mức tinh thông lão luyện, vượt qua ngọn núi thử thách, là hành trình mà bất cứ bậc cao thủ nào cũng phải đi qua.
Nguồn :vocotruyen.vn

Lão Mai Quyền

Lão mai quyền hay Lão mai độc thọ là một trong những bài quyền nổi tiếng của võ cổ truyền của Việt Nam, “thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc Trản”, được lựa chọn đưa vào hệ thống các bài quyền luyện tập bắt buộc của tất cả các môn sinh các võ phái cổ truyền Việt Nam trên toàn quốc.
Tại Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 2 do Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1994 tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự thống nhất của hàng trăm võ sư và các nhà chuyên môn đại diện cho các võ phái cổ truyền, Lão mai quyền đã được chọn cùng với bài Siêu xung thiên , đưa vào hệ thống các bài quốc võ, nâng tổng số các bài được chọn qua hai hội nghị lên 6 bài (tại Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 1 tổ chức năm 1993, có 4 bài được chọn là Hùng Kê Quyền , Lão Hổ Thượng Sơn, Tứ linh đao và Roi Thái Sơn).
Lời thiệu Như hầu hết các bài quyền của võ cổ truyền Việt Nam, Lão mai quyền có lời thiệu là một bài thơ. Bài thiệu rất ngắn gọn, làm theo thể thơ Đường luật:
Lão mai độc thọ nhất chi vinh Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi Phi nhất thác hoàn thối thanh đình Tàng nha hổ dương oai thiết trảo Triển giác long tất lực lôi oanh Lão hầu thoái tọa liên ba biến Hồ điệp song phi lão bạng sanh Nguyệt quật song câu lôi điển chấn Vân tôn tam tảo hổ xà thành
Dịch thơ:
Mai già một cội một cành Hai chân nhẹ lướt bộ hành tiến lên Lui về một bước toạ liền Luân thân tung cước trụ hình nghiêng ngang Giương oai sức hổ đánh sang Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy Khỉ già núp lóng một khi Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên Hai bướm bay trước bản tiền Vầng trăng vằng vặc hai viền móc câu Liên hồi sấm động sơn đầu Gom mây ba lượt quét mau hổ xà.
Đặc điểm. Đây là bài quyền được đánh giá là mang lại cảm hứng đặc biệt cho người luyện tập cũng như khán giả, mô phỏng hình ảnh cây mai già vững trãi mà vẫn uyển chuyển, đơn độc mà vẫn an nhiên tự tại, giàu chất thơ và mỹ cảm nhưng vẫn hàm chứa uy lực vô biên. Bài quyền triển khai thủ pháp bằng những vòng tròn xoay mềm mại như những cánh hoa mai rơi rụng lả tả, xoáy cuộn trong gió đông. Thân pháp là sự kết hợp của các góc xoay đột ngột 90 độ hoặc 180 độ, tạo thăng bằng xoắn linh hoạt, bất ngờ như không có quy luật. Bộ pháp thư thái, phối hợp giữa đinh tấn và trảo mã tấn, càng làm cho thủ pháp và cước pháp biến ảo dị thường, mạnh mẽ nhưng vẫn nhẹ nhàng.
Nguồn : vocotruyen.vn

Hùng Kê Quyền

Hùng kê quyền (quyền gà chọi), âm địa phương một số vùng gọi không hoàn toàn chính xác là Hồng kê quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc.
Ba kỳ hội nghị chuyên môn của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam kéo dài ròng rã hàng chục ngày, quy tụ hàng trăm võ sư và các huấn luyện viên đại diện cho các võ đường và tỉnh thành trong toàn quốc, thể hiện tính chuyên môn hóa, sự khe khắt cao độ khi nghiên cứu, thảo luận, bình chọn, hoàn chỉnh và đi đến thống nhất các bài quyền xứng đáng đại diện cho võ thuật dân tộc, có thể giới thiệu đến bạn bè năm châu. 9 bài quyền được thống nhất đều là những bài danh võ, từng được đưa vào các cuộc thi quốc võ ngày xưa. Hùng kê quyền được chọn ngay từ Hội nghị lần 1 tổ chức năm 1993 (cùng với ba bài khác là Lão hổ thượng sơn, Tứ Linh Đao và Roi Thái sơn), cho thấy giá trị đặc biệt của bài. Cũng từ hội nghị này lão võ sư Ngô Bông, người tuy không sinh ra trên vùng địa linh nhân kiệt Tây Sơn Bình Định nhưng vẫn được thừa nhận là truyền nhân chính thức của Hùng kê quyền, được giao trách nhiệm truyền dạy, hướng dẫn và phát dương quang đại bài quyền này trong toàn quốc.
Lịch sử.
Tương truyền, bài quyền này do Nguyễn Lữ, em trai Nguyễn Huệ sáng tạo để dành cho nghĩa binh rèn tập trong giai đoạn đầu. Bài quyền này, theo thời gian và sự suy vi của triều đại Tây Sơn, đã ít nhiều bị mai một và ít khi được biết đến. Ngay thuở sinh thời của sư trưởng môn phái Sa Long Cương Trương Thanh Đăng, bài này cùng với bài Yến phi quyền do Nguyễn Huệ sáng tạo, vẫn chỉ được dạy riêng trong nội tộc chứ không truyền ra ngoài. Hiện nay, cùng với những bài đã được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam thống nhất, lựa chọn, bài quyền được phổ biến rộng rãi trong các võ đường Võ cổ truyền Việt Nam.
Lời thiệu.
Đặc điểm của các bài quyền hay binh khí trong võ thuật cổ truyền Việt Nam là lời thiệu luôn được viết bằng thơ cho dễ nhớ, dễ thuộc, thể hiện chất văn trong võ đạo. Hùng kê quyền cũng không phải là ngoại lệ, thiệu của bài là một bài thơ thể thất ngôn bát cú:
Nguyên văn:
Lưỡng kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hung
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung.
Dịch nghĩa:
Hai con gà chọi nhau để tranh hùng
Hai chân cùng bay, móng chân đâm hất lên
Trấn biên ải, cây thương vàng như cọp trắng
Giữ cửa quan, lưỡi kiếm bạc tựa rồng xanh
Mũi tên độc đâm vào hầu được cất giấu từ mỏ gà (mổ thóc)
Quay đầu móc đâm vào ngực kẻ địch
Chạy, nhảy lên, luồn, hụp xuống là thế trời cho
Mềm, cứng, mạnh, yếu, tất cả đều trong bài quyền này.
Đặc điểm
Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, yếu hơn các anh mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Tính ông hiền hòa, ưa thanh tịnh, thích giao du với các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc, thích học văn hơn học võ. Tuy nhiên, với tư cách một trong những võ tướng đầu lĩnh của Tây sơn khởi nghĩa, ông cũng đã học thập bát ban võ nghệ và chuyên về môn miên quyền, nhu quyền. Ông nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm phần nhiều thiên về dương cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam. Để học thông môn phái Thiếu Lâm phải mất hàng chục năm, trong khi yêu cầu cấp bách của nghĩa quân là tinh thông võ nghệ càng nhanh càng tốt. Nguyễn Lữ cũng say mê nghệ thuật chọi gà. Trong một dịp tết, ông quan sát đôi gà chọi: một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Nhưng con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ. Từ đó ông nghiệm ra nguyên lý của nước mà con gà nhỏ đã áp dụng theo bản năng: miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng dữ dội, có thể chọc phá bất cứ một sơ hở nhỏ nào. Ông đã sáng tạo ra bài Hùng kê quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn giai đoạn đó. Đặc tính của nước được áp dụng trong bài bằng những yếu lĩnh, nhằm đến mục tiêu: yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa.
Như những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm (nhất dương chỉ) mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao.
Võ sư Ngô Bông, trên Bình Định nguyệt san, đã nói về những điểm tinh túy của bài Hùng kê quyền: Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cực kỳ chuẩn xác và biến ảo. Cái thần thái của bài quyền là sử dụng sức mạnh của thủy (nước) để đánh đối phương. Mà… nước mà chảy là mạnh lắm và không thể nào tránh né cho khỏi. Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cũng vậy. Nó đánh vây tứ bề, dùng ba đến bốn mũi giáp công chỉ nhằm đánh vào một điểm, đánh từ dưới thấp lên cao, từ trên cao phủ đầu xuống thấp.
Vì uy lực của bài quyền này, hiện nay bài thường chỉ được truyền dạy cho môn đồ đã có trình độ nhất định, chẳng hạn như cấp huấn luyện viên.

Khí công và Cuộc sống

Từ ngàn xưa, con người đã sớm biết tầm quan trọng của việc hô hấp, gắn liền với vấn đề giữ gìn và tăng cường sức khỏe, giúp con người có khả năng tồn tại giữa thiên nhiên bao la, khắc nghiệt… Nhiều bậc y sư, danh võ, đạo sỹ thuộc những ngành y học, võ học, và đạo học đã sáng tạo nên biết bao phương pháp, bài tập rèn luyện sự hô hấp, chỉ nhằm vào mục đích: “Máu huyết lưu thông, tay chân linh lợi. tinh thần thảnh thơi”. Những bài tập hô hấp đó còn được gọi một tên khác là khí công, bao hàm ý nghĩa: công phu rèn luyện hơi thở một cách tốt nhất.
Ngày nay, tiến bộ của khoa học đã cho người ta biết rằng cơ thể con người, đặc biệt là ở các cơ bắp, rất cần khí Oxy (còn gọi là dưỡng khí khi hoạt động và loại trừ khí CO2 (còn gọi là thán khí). Khí Oxy vốn có trong không khí, được con người hít vào phổi,

Lịch sử võ thuật - Phần 4

IV. THỜI KỲ CẬN ĐẠI (1802 – 1975)
Năm 1802, vua Gia Long thống nhất sơn hà vẫn theo gương xưa của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1631). Nhà vua cho thành lập xưởng súng đại bác, mở trường bắn huấn luyện voi, ngựa và trường huấn luyện võ kinh, võ lâm cho binh sĩ. Ở những nơi hiểm yếu, vua chỉ thị cho lập đồn ải. Tại các cửa bể và đảo, vua cho lập ra pháo đài. Ngoài ra, vua còn cho lập ra xưởng đóng tàu đồng, và huấn luyện thủy quân để đề phòng mặt biển.
Năm 1820, vua Minh Mạng đã chia binh đội ra thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh và pháo binh. Bộ binh gồm có kinh binh và cơ binh.

Lịch sử võ thuật - Phần 3

III. THỜI KỲ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (939-1802 SAU CN)
Năm 939, sau khi Ngô Quyền thắng trận Bạch Đằng, đánh đuổi được quân Nam Hán và giết được Thái Tử Hoằng Thao, Ngô Quyền đã thật sự giải phóng cho dân Việt khỏi ách ngàn năm đô hộ của người Trung Hoa, và cũng mở đường cho các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn về sau được tự chủ ở phương Nam.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi vua đạt lại quốc hiệu là Đại Cồ Việt, ngài lo việc tổ chức binh bị và chỉ thị cho binh sĩ tập trận đánh Trường Tiên, mà sau này dân Việt gọi là Trung Bình Tiên hay roi Quang Trường, để áp dụng vào việc chống giặc, giữ gìn bờ cõi. Về binh đội, ngài phân chia ra làm Đạo, Quân, Lữ, Tốt, Ngũ. Mỗi Đạo quân có 10 Quân, mỗi Quân có 10 Lữ, mỗi Lữ có 10 Tốt, mỗi Tốt có 10 Ngũ, mỗi Ngũ có 10 người.

Lịch sử võ thuật - Phần 2

II. THỜI KỲ BẮC THUỘC (207 TRƯỚC CN ĐẾN 939 SAU CN)
Sau khi đánh bại được vua An Dương Vương, Triệu Đà là một vị quan úy ở quận Nam Hải liền sát nhập Nam Hải vào nước Âu Lạc lập thành một nước tự chủ, đặt tên là Nam Việt, làm vua được năm đời. Đến năm 111 trước CN, nhà Hán bên Trung Hoa đánh chiếm nước Nam Việt rồi đổi thành Giao Chỉ Bộ (Giao Châu) đặt quan cai trị như các châu quận của nước Trung Hoa.

Lịch sử võ thuật - Phần 1

Người xưa đã có câu:
Văn quan cầm bút an thiên hạ,
Võ tướng đề đao định thái bình.
Qua hai câu trên, chứng tỏ rằng người xưa chẳng những học văn mà còn chú trọng đến việc rèn luyện võ thuật để chống giặc, dẹp loạn, nhằm mang lại thanh bình cho xứ sở. Nhìn chung vào toàn bộ lịch sử tranh đấu của dân tộc Việt Nam, nền võ học Việt Nam đã đóng một vai trò rất quan trọng, trong vận mạng thịnh suy của đất nước. Bởi vì, những vị anh hùng dân tộc, phần lớn đều xuất thân từ giới võ học, đã tiên phong mang tài thao lược võ dũng và võ trí để góp công vào cuộc lập quốc và kiến quốc. Do đó, để tìm hiểu lịch sử võ học Việt Nam, chúng tôi xin được căn cứ trên bối cảnh lịch sử và thứ tự thời gian, trong bộ “Việt Nam sử lược”, của học giả Trần Trọng Kim làm căn bản, để phân chia lịch sử võ học Việt Nam ra làm bốn thời kỳ chính yếu như sau: Thời thượng cổ, thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ độc lập tự chủ , và thời kỳ cận đại.

Ngũ hành võ thuật sơ giải

Ngũ Hành diễn giải hai nguyên lý cơ bản là sinh và khắc, hay còn gọi là tương sinh - tương khắc trong mối tương tác của vạn vật.  Võ cổ truyền lấy nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương sinh, tương khắc để giải thích tác dụng tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế của các chiêu thức quyền.

Tức lấy lý luận tương sinh để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau của chiêu thức quyền, lấy tương khắc để nói lên chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau.



Long: Những động tác của con rồng được sáng tạo để phát triển khả năng tập trung khí lực. Những động tác ấy được thực hành không dùng sức mạnh, nhưng chú trọng vào việc luyện khí nơi đan điền, đồng thời với sự hòa hợp của ý – chí, thân – thể và tinh – thần. Động tác rất dài và uyển chuyển liên tục.

Xà: Những đòn của con rắn dùng để phát triển khí – chất và sự bền bỉ. Hơi thở chậm rãi, sâu, nhẹ nhàng và điều hòa. Đòn tung ra như chớp, chú trọng đến các ngón tay và bàn tay.

Hổ: Những động tác của con hổ được thành lập để phát triển xương cốt, gân và bắp thịt. Sự thực hành các đòn thế này đối nghịch với đòn thế của con rồng, vì chỉ chú trọng đến sức mạnh và vận chuyển gân – cốt. Đòn ngắn, mạnh, tung ra với mắt sắc như dao và tất cả sự quả quyết với trảo pháp.

Báo: Những đòn của con báo dùng để phát triển sự lanh lẹ, cũng như sức mạnh. Đòn tung ra nhanh, biến ảo, xảo thuật, với các thế tấn hẹp và hai tay quyền nắm chặt các ngón tay.

Hạc: Các đòn của con hạc dùng để phát triển sự kiểm soát, cá tính và tinh – thần. Những đòn dùng với thế tấn KIM – KÊ – ĐỘC – LẬP, tung ra với nhiều suy tưởng.

----//----

LONG = THỔ = màu VÀNG = TRUNG
= DA THỊT
= BAO TỬ (tì vị)

XÀ = THỦY = màu ĐEN = BẮC
= TINH
= THẬN (CẬT)
HỔ = KIM = màu TRẮNG = TÂY
= XƯƠNG
= PHỔI
BÁO = MỘC = màu XANH = ĐÔNG
= GÂN
= GAN (CAN)
HẠC = HỎA = màu ĐỎ = NAM
= MÁU
= TIM (TÂM)

* Vòng tương – sinh: KIM sinh THỦY; THỦY sinh MỘC; MỘC sinh HỎA; HỎA sinh THỔ; THỔ sinh KIM.
* Vòng tương – khắc: KIM khắc MỘC; MỘC khắc THỔ; THỔ khắc THỦY; THỦY khắc HỎA; HỎA khắc KIM.

10 điều tâm niệm


Tinh Võ Nam – Hải Đạo

10 điều tâm niệm


  1. Tôn trọng kỷ luật và nêu cao danh dự môn phái
  2. Trung – thành với sư môn và kính – trọng người trên
  3. Luôn luôn trau – dồi đạo – đức; kiến – thức và võ – thuật
  4. Trong sạch từ lời nói; tư – tưởng và hành – động
  5. Phải nghiêm – trang trong khi luyện – tập
  6. Không được phân – biệt, giai cấp; môn phái màu da và tôn – giáo
  7. Giữ tình huynh đệ tận tâm huấn – luyện bạn đồng môn sau khi thành tài
  8. Phải từ chối mọi thách thức, bỏ tánh hiếu – động, tham – lam
  9. Khắc phục mọi gian – khổ và không làm điều bất nhân, bất nghĩa
  10. Không được thảo luận về những vấn đề ngoài tôn chí, phạm vi của hội trong những ngày luyện tập và hội – họp


Nghiem An Thach